3 sai lầm phổ biến người bị sốt xuất huyết dễ mắc phải khiến bệnh trầm trọng hơn

GiadinhNet – là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, bệnh có thể có các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc.

Bất ngờ 4 công dụng tuyệt vời của quả sung với sức khỏe, nhưng 3 nhóm người này tốt nhất không nên ănBất ngờ 4 công dụng tuyệt vời của quả sung với sức khỏe, nhưng 3 nhóm người này tốt nhất không nên ăn

GiadinhNet – Quả sung có thể cải thiện chứng táo bón, giảm béo, hạ colesterol, tăng thể lực, giảm đau, giảm ho, đồng thời phòng được tiểu đường và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất hiết ở người lớn và trẻ em thường diễn tiến qua 3 giai đoạn, kéo dài trung bình 7 ngày.

3 sai lầm phổ biến người bị sốt xuất huyết dễ mắc phải khiến bệnh trầm trọng hơn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Giai đoạn sốt: Diễn ra từ 1 đến 3 ngày đầu, người bệnh có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao 39-40 độ C kèm đau nhức đầu, toàn thân, mỏi cơ, buồn nôn, chán ăn. Uống thuốc hạ sốt khó giảm.

Giai đoạn hết sốt: Thường là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, lúc này chứng sốt giảm hẳn nhưng tuyệt đối không được chủ quan vì rất nhiều trường hợp bị sốc. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, người bệnh có nguy cơ tử vong.

Giai đoạn hồi phục: Nếu trước đó không vào sốc, người bệnh sẽ hết sốt hoàn toàn, không còn mệt mỏi, đau bụng, ăn ngon miệng hơn, da có thể ngứa và nổi mảng đỏ hồi phục. Qua được 7 ngày đầu tiên, bệnh nhân sẽ ổn.

Bác sĩ khuyến cáo 3 sai lầm phổ biến khiến bệnh trầm trọng hơn

3 sai lầm phổ biến người bị sốt xuất huyết dễ mắc phải khiến bệnh trầm trọng hơn - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Chủ quan, nghĩ hết sốt là hết bệnh

Người bệnh sốt xuất huyết thường hết sốt cao sau 3-4 ngày, cảm thấy dễ chịu hơn, sau đó không theo dõi sát tình trạng bệnh. Tuy nhiên, đây là thời gian bệnh có xu hướng trở nặng, Lúc này, bệnh nhân bị thoát huyết tương, tăng thấm thành mạch, có thể có dấu hiệu cảnh báo khác như xuất huyết dưới da, chảy máu cam… Người bệnh vẫn cần được theo dõi sát và nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động mạnh, đi lại nhiều. Nếu có dấu hiệu như chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, bồn chồn, vật vã, mọi người nên đến viện nhanh chóng.

Không vệ sinh mũi họng

Việc vệ sinh họng miệng khi bị ốm, sốt, đặc biệt sốt xuất huyết rất quan trọng. Nếu vệ sinh kém, vi khuẩn gây viêm lợi, nướu, thậm chí bội nhiễm trên nền sốt xuất huyết. Nhiều trường hợp đã nhập viện khi vừa mắc sốt xuất huyết, vừa bội nhiễm vi khuẩn do không vệ sinh họng miệng đúng cách.

Để bảo vệ họng miệng, mọi người nên đeo khẩu trang khi ở nơi có không khí ô nhiễm hoặc nơi đông người. Trước ăn hoặc sau khi đi vệ sinh, nên rửa tay sạch sẽ, ăn chín uống sôi. Bên cạnh đó, người dân nên súc miệng thường xuyên bằng các nước sát khuẩn thông thường hoặc nước muối.

Kiêng tắm rửa vệ sinh

Những người mắc sốt xuất huyết thường rất mệt mỏi nên có tâm lý không tắm để tránh bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, khi bị sốt, sức đề kháng sẽ giảm, việc không vệ sinh đúng cách có thể dẫn tới bội nhiễm, nguy cơ sốc, suy đa phủ tạng.

Để an toàn, người bệnh sốt xuất huyết có thể tắm nhanh hoặc lau người ở phòng kín, tránh gió lùa. Mọi người nên tắm dưới vòi hoa sen trong thời gian ngắn, không nên ngâm mình trong bồn tắm quá lâu.

5 nhóm người được khuyến cáo không ăn dưa muối để giữ an toàn cho sức khỏe5 nhóm người được khuyến cáo không ăn dưa muối để giữ an toàn cho sức khỏe

GiadinhNet – Việc thường xuyên ăn dưa muối sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh dạ dày, tăng huyết áp và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *