Khuẩn Salmonella trong vụ ngộ độc thực phẩm ở Nha Trang nguy hiểm thế nào?

GiadinhNet – Khuẩn Salmonella có trong nhiều loại thực phẩm như: thịt gà, gà tây, thịt bò, thịt lợn, trứng, trái cây, rau mầm… và thậm chí cả thực phẩm chế biến sẵn.

Chuyên gia chống độc, truyền nhiễm, vi sinh đến Khánh Hoà hỗ trợ điều trị, tìm nguyên nhân vụ ngộ độc hàng loạtChuyên gia chống độc, truyền nhiễm, vi sinh đến Khánh Hoà hỗ trợ điều trị, tìm nguyên nhân vụ ngộ độc hàng loạt

Chiều tối ngày 21/11, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Vương Ánh Dương cùng các chuyên gia về chống độc, truyền nhiễm, vi sinh đến Khánh Hoà hỗ trợ điều trị vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt.

Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm khiến hàng loạt học sinh ở trường Ischool tại Nha Trang phải nhập viện, tối 21/11, Sở Y tế Khánh Hòa cho biết kết quả phân lập nuôi cấy mẫu phân ghi nhận tác nhân gây ngộ độc, một trẻ tử vong là vi khuẩn Salmonella.

Khuẩn Salmonella  - Ảnh 2.

Rất nhiều học sinh nhập viện để điều trị các triệu chứng như đau bụng, nôn, ói. Ảnh: VOV

Theo các chuyên gia y tế, vi khuẩn Salmonella được gọi là vi khuẩn thương hàn, là một loại vi trùng có thể gây chứng bệnh ở đường tiêu hóa của người, có thể gây tổn thương niêm mạc ruột, có thể gây thủng ruột, gây nhiễm độc toàn thân, trường hợp nặng có thể bị viêm cơ tim, viêm não dẫn đến tử vong.

Thực tế, Salmonella không gây bệnh cho tất cả những ai bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, trong đó  người già và trẻ em là 2 đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất.

Những thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella

Khuẩn Salmonella thường có trong thịt, gia cầm, sữa, lòng đỏ trứng còn sống hoặc bị ô nhiễm. Vi khuẩn có thể lây lan qua dao, bề mặt cắt hoặc dụng cụ xử lý thực phẩm bị nhiễm.

Một số đợt bùng phát Salmonella gần đây khiến nhiều người bị bệnh ở nhiều bang ở Hoa Kỳ có liên quan đến thịt gà, gà tây xay, thịt bò xay, cá ngừ sống, nấm, hành tây, đào, đu đủ, trái cây cắt miếng, hạt điều và sốt tahini.

Thực phẩm không phải là con đường duy nhất mà Salmonella lây sang người. Vi khuẩn cũng lây lan qua nước bị ô nhiễm, môi trường, người khác và động vật.

Khuẩn Salmonella  - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Biểu hiện nhiễm độc là nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, sốt…, có thể khởi phát 1-3 ngày sau nhiễm. Trong đó, triệu chứng nghiêm trọng nhất là mất nước và các muối, khoáng chất cần thiết. Trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc bệnh mạn tính có thể bị mất nước nghiêm trọng dẫn đến tử vong.

Ngay cả vật nuôi và động vật mà bạn có thể tiếp xúc tại vườn thú, trang trại, hội chợ, trường học và nhà trẻ cũng có thể mang vi khuẩn Salmonella và các vi trùng có hại khác.

 Phòng chống nhiễm salmonella như thế nào?

– Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, sau thay tã cho trẻ hoặc sau khi chạm vào động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.

– Không ăn uống xung quanh những con vật này hoặc khu vực sinh sống của chúng. Nếu nuôi thú cưng nên đưa đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

– Không ăn trứng, thịt hoặc gia cầm nấu chưa chín. Nấu chín kỹ tất cả các loại thực phẩm (thịt bò, lợn, gà, vịt…).

– Để thịt chưa nấu chín tránh xa thức ăn đã được chế biến sẵn.

– Rửa kỹ tất cả các bề mặt bếp, dao và các dụng cụ khác sau khi sử dụng.

– Bảo quản thực phẩm ngay trong tủ lạnh hoặc tủ đông trong vòng 1 – 2 giờ, ngay cả khi thực phẩm mới được chế biến.  

Phát hiện u xơ tử cung, chị em cần làm gì để ngăn ngừa biến chứngPhát hiện u xơ tử cung, chị em cần làm gì để ngăn ngừa biến chứng

GiadinhNet – U xơ tử cung thường là lành tính nhưng nếu biến chứng thì hậu quả rất nguy hiểm. Chị em khi phát hiện có u cần lưu ý khám phụ khoa ít nhất 6 tháng một lần để nắm bắt được tình trạng bệnh, diễn biến phát triển của khối u.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *