Muốn bảo vệ chức năng thận, bạn nên ghi nhớ những lời khuyên dưới đây của bác sĩ.
Nhiều người nghĩ bệnh thận là tình trạng hiếm gặp, xong thực tế nó lại vô cùng phổ biến. Tại Trung Quốc, cứ 10 người thì lại có một người mắc bệnh thận mãn tính, đây là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận.
Tiến sĩ Zhang Hongtao (trưởng khoa Thận, Bệnh viện Nhân dân Hà Nam, Trung Quốc) chia sẻ: “Suy thận có thể được chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến suy thận, đó có thể là do biến chứng của bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
Hoặc có thể do việc lạm dụng thuốc, có thói quen ăn uống không tốt, thức khuya, uống nhiều rượu, nghiện thuốc lá… Đó đều là những lý do tạo áp lực lên thận, lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh lý về thận và cuối cùng làm suy thận”.
Tiến sĩ Zhang Hongtao cũng nhấn mạnh rằng, thời điểm trước khi ngủ là thời điểm dưỡng thận. Trước khi ngủ tuyệt đối đừng làm 3 việc dưới đây vì sẽ làm cho thận bị hủy hoại.
4 thói quen trước khi đi ngủ sẽ làm tổn thương thận
1. Uống rượu trước khi đi ngủ
Uống vài chén rượu trước giờ đi ngủ đã là thói quen của rất nhiều người vì muốn có một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên thói quen này không chỉ làm tổn thương gan mà còn tác động xấu đến thận.
Rượu đi vào cơ thể con người, 95% được chuyển hóa qua gan, 5% còn lại được chuyển hóa qua thận và bài tiết qua nước tiểu. Bác sĩ nhấn mạnh khả năng chuyển hóa rượu của thận là rất hạn chế. Việc uống quá nhiều rượu sẽ khiến thận bị tổn thương. Thận vốn đã mệt mỏi vào ban đêm, uống rượu trước khi đi ngủ có thể gây hại nhiều hơn.
2. Nhịn tiểu
Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu, khi một người nhịn tiểu sẽ làm áp suất trong bàng quang tăng lên. Điều này sẽ gây tổn thương cho các mao mạch của bàng quang, mặt khác cũng sẽ gây ra hiện tượng nước tiểu chảy ngược lại niệu quản (ống nối giữa thận và bàng quang). Trong nước tiểu có vi khuẩn và một số tạp chất, vì thế nước tiểu chảy ngược sẽ làm tăng áp lực lên thận, làm tổn thương thận.
Thận thích môi trường sạch sẽ, vì thế ngoài việc đi tiểu đều đặn còn cần uống nhiều nước để thận sản xuất đủ lượng nước tiểu, tăng cơ hội đào thải toàn bộ độc tố. Người bình thường nên uống khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
3. Ăn tối nhiều muối
Muối là một trong những yếu tố làm tăng gánh nặng cho thận. Chế độ ăn nhiều muối sẽ dẫn đến tình trạng tăng bài tiết protein qua nước tiểu, dễ gây giữ nước và natri, ảnh hưởng đến khả năng lọc của cầu thận. Thực phẩm quá mặn cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp, tăng căng thẳng cho thận.
4. Ăn tối với những thực phẩm giàu phốt pho
Ngoài muối, thứ hại thận bậc nhất đó là nhóm thực phẩm giàu phốt pho. Thực phẩm chứa nhiều phốt pho có thể gây ngứa và sạm da, gây suy nhược, đau xương, đau nhức, mệt mỏi. Thậm chí gây hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, tổn thương xương thận… đặc biệt là cực kỳ gây hại cho những bệnh nhân đang bị suy thận.
Ở những người đang bị bệnh thận mãn tính thì cơ quan thận sẽ không thể loại bỏ lượng phốt pho dư thừa. Kết quả là họ có nguy cơ cao hơn về nồng độ của các khoáng chất này trong máu.
Những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối sẽ cần phải tuân theo một chế độ ăn thân thiện với thận để tránh tích tụ một số hóa chất, khiến thận thêm tổn thương. Một chế độ ăn tốt cho thận thường hạn chế phốt pho dưới 1.000mg mỗi ngày.
Vào buổi tối, thận và toàn bộ cơ thể cần được nghỉ ngơi, vì thế tốt nhất nên ăn một bữa tối dễ tiêu hóa. Cần tránh những món giàu phốt pho như gan lợn, thận lợn, gan gà, hạt dẻ cười, hạnh nhân, mè đen, lòng đỏ trứng, sữa tươi, sữa bột, phô mai, sô cô la, đồ uống có ga…