7 cách cải thiện hội chứng ruột kích thích hiệu quả tại nhà

Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng, không có tổn thương thực thể, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Bệnh kéo dài làm cho người bệnh luôn lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

Để cải thiện hội chứng ruột kích thích, dưới đây là những bí quyết bằng cách thay đổi lối sống, điều trị tại nhà

Trong nhiều trường hợp, những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp giảm hội chứng ruột kích thích. Mặc dù cơ thể người bệnh có thể không đáp ứng ngay tức thì với các thay đổi này, mục tiêu là phải tìm kiếm các biện pháp lâu dài chứ không phải tạm thời.

– Tăng từ từ lượng chất xơ trong chế độ ăn uống

Khi mắc bị hội chứng ruột kích thích, chất xơ có thể sẽ mang lại các kết quả khác nhau. Mặc dù chất xơ giúp giảm táo bón, nhưng cũng có thể gây đầy hơi và làm cho tình trạng co thắt xấu đi. Cách tốt nhất là tăng từ từ lượng chất xơ trong chế độ ăn uống trong vài tuần. Ví dụ cho các loại thực phẩm có chứa chất xơ là ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ và các loại đậu. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng của bạn vẫn không thay đổi hoặc có diễn tiến xấu, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng.

Một số người sẽ cảm thấy tốt hơn khi hạn chế tiêu thụ chất xơ từ chế độ ăn uống và thay thế bằng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ, vì nó ít gây đầy hơi và chướng bụng. Nếu sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung chất xơ, người bệnh phải sử dụng từ từ và uống nhiều nước mỗi ngày để giảm đầy hơi, chướng bụng và táo bón. Nếu thấy sử dụng chất xơ giúp ích cho hội chứng ruột kích thích thì nên sử dụng thường xuyên để có kết quả tốt nhất.

– Tránh thực phẩm gây triệu chứng

Một số thực phẩm làm cho các dấu hiệu và triệu chứng xấu đi thì không nên sử dụng chúng. Các loại thực phẩm đó có thể là rượu bia, sô cô la, thức uống chứa caffein như cà phê và soda, các loại thuốc chứa caffein, các sản phẩm từ sữa và các chất tạo ngọt không chứa đường như sorbitol hoặc mannitol.

Nếu người bệnh bị đầy hơi, các thực phẩm có thể làm cho triệu chứng xấu đi là các loại đậu, bắp cải, bông cải trắng và bông cải xanh. Các thực phẩm giàu chất béo cũng có thể gây vấn đề cho một số người. Thói quen nhai kẹo cao su và uống bằng ống hút có thể sẽ nuốt phải không khí và gây đầy hơi.

– Thận trọng với các sản phẩm từ sữa

Nếu người mắc hội chứng ruột kích thích không dung nạp lactose, hãy thử thay thế sữa bằng sữa chua hoặc sử dụng một sản phẩm tạo enzyme để giúp p.hân h.ủy lactose. Việc tiêu thụ một lượng nhỏ các sản phẩm từ sữa hoặc kết hợp chúng với các loại thực phẩm khác cũng có thể giúp ích cải thiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể cần phải loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm từ sữa. Nếu trường hợp đó xảy ra, cần ăn đủ chất đạm, canxi và các vitamin nhóm B từ các nguồn khác.

7 cach cai thien hoi chung ruot kich thich hieu qua tai nha ccf 7098732

Người bị hội chứng ruột kích thích nên uống nhiều nước mỗi ngày.

– Cần uống đủ nước

Người bệnh hội chứng ruột kích thích cần cố gắng uống nhiều nước mỗi ngày. Nước là loại chất lỏng tốt nhất. Rượu bia và các loại thức uống chứa caffeine sẽ làm kích thích đường ruột và có thể làm cho tình trạng tiêu chảy xấu đi, còn các thức uống có ga thì có thể làm cho tình trạng đầy hơi.

– Ăn uống đều đặn

Người mắc hội chứng ruột kích thích đừng bỏ bữa, cố gắng ăn cùng khoảng thời gian mỗi ngày để giúp điều chỉnh chức năng ruột. Nếu bị tiêu chảy thì các bữa ăn nhỏ trong nhiều lần sẽ giúp cảm thấy tốt hơn. Nhưng nếu mắc hội chứng ruột kích thích bị táo bón thì việc tiêu thụ một lượng lớn các thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột.

– Nên vận động thường xuyên

Vận động có thể giúp giảm trầm cảm và căng thẳng, kích thích đường ruột co thắt bình thường và có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu bạn là người ít vận động, hãy bắt đầu tập từ từ rồi tăng dần thời gian tập thể dục. Nếu bạn có các vấn đề khác về sức khỏe, hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình tập luyện.

– Thận trọng khi sử dụng thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng

Đối với trường hợp người bệnh có các biểu hiện hội chứng ruột kích thích muốn sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy không kê đơn như Imodium hoặc Kaopectate (tương đương với thuốc Actapulgite), hãy sử dụng liều thấp nhất, vì có thể mang lại hiệu quả.

Imodium có thể có tác dụng nếu sử dụng từ 20 đến 30 phút trước khi ăn, đặc biệt nếu bạn biết món ăn chuẩn bị ăn có khả năng gây tiêu chảy. Về lâu dài các loại thuốc này có thể gây ra vấn đề nếu sử dụng không đúng cách. Các loại thuốc nhuận tràng cũng tương tự. Vì vậy, muốn sử dụng các thuốc này nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Không nên ăn các loại đậu nếu mắc một số bệnh

Trong các loại đậu chứa một số chất không tốt cho người có nguy cơ hoặc đang bị bệnh gout, đau nửa đầu, hội chứng ruột kích thích.

Các loại đậu thường được đưa vào chế độ ăn uống cân bằng và tốt cho tim vì có nhiều chất xơ, tăng cường protein. Đậu nành có thể được sử dụng làm chất thay thế thịt do hàm lượng protein cao. Theo Healthline, đậu tốt hơn hẳn thịt đỏ vì có ít cholesterol và chất béo bão hòa. Bạn cũng có nhiều lựa chọn phong phú như đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, đậu nành…

khong nen an cac loai dau neu mac mot so benh 75c 7066926
Có nhiều loại đậu với tác dụng phong phú. Ảnh: Eatthis

Mặc dù đậu rất tốt cho hầu hết mọi người nhưng lại chứa các hóa chất như purin, tyramine và oligosaccharide có thể ảnh hưởng tới một số bệnh nhân. Đó là tác nhân gây ra bệnh gout, chứng đau nửa đầu và hội chứng ruột kích thích (IBS).

Gây ra bệnh gout

Theo Mayo Clinic, bệnh gout là chứng rối loạn gây đau đớn trong đó sự tích tụ axit uric tạo thành các tinh thể urat trong khớp, gây đau khớp dữ dội, viêm, tấy đỏ khiến cử động khó khăn.

Cơ thể liên tục sản xuất axit uric do purin trong thức ăn bị p.hân h.ủy. Nếu purin ở mức cao sẽ gây ra bệnh gout. Purin có trong đậu lăng, đậu xanh, cá cơm, cá ngừ và thịt đỏ. Do đó, các chuyên gia khuyên những người có nguy cơ mắc bệnh gout nên hạn chế các thực phẩm trên.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu được công bố trên Frontiers in Nutrition, mặc dù giàu purin, nhưng đậu có khả năng làm giảm nồng độ axit uric m.áu đồng nghĩa với giảm nguy cơ gây ra bệnh gout. Vì cần nhiều nghiên cứu hơn nên bạn hãy thận trọng khi ăn đậu bằng cách chỉ tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

khong nen an cac loai dau neu mac mot so benh e25 7066926
Những người mắc chứng đau nửa đầu nên hạn chế ăn đậu. Ảnh minh họa: Rupahealth

Chứng đau nửa đầu

Hầu hết mọi người đều từng trải qua những cơn đau đầu. Thông thường, bạn chỉ cần uống thuốc giảm đau và khỏi trong ngày. Nhưng nhiều người bị đau nửa đầu đến mức suy nhược với các triệu chứng như nôn mửa, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, giảm thị lực và tê liệt có thể kéo dài trung bình từ 4 đến 72 giờ.

Theo Hiệp hội Rối loạn Đau nửa đầu, không giống như cơn đau đầu thông thường, chứng đau nửa đầu dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân cụ thể như căng thẳng, rượu, dao động nội tiết tố, một số loại thực phẩm như đậu.

Tyramine trong một số loại đậu có thể gây ra chứng đau nửa đầu không ngừng. Lý do là tyramine cần monoamine oxidase để phá vỡ nhưng những người mắc chứng đau nửa đầu có thể không có đủ loại enzymen này.

Hội chứng ruột kích thích

Theo Healthline, oligosaccharide (carb tự nhiên) trong đậu kích hoạt hội chứng ruột kích thích vì chống lại các enzyme tiêu hóa trong ruột.

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích có thể rất mơ hồ. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định cấu trúc của ruột, n.hiễm t.rùng, các vấn đề về hệ thần kinh và vi khuẩn đường ruột có thể là nguyên nhân. Hội chứng ruột kích thích gây ra một số triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, chuột rút, cảm giác no, đầy hơi và đau.

Thực phẩm có thể là tác nhân kích thích, vì vậy tránh xa bất cứ thứ gì có thể khiến đường ruột của bạn cảm thấy bất ổn. Hạn chế ăn nhiều đậu, nên ngâm qua đêm hoặc cắt bỏ hoàn toàn sẽ giúp ích cho người bị hội chứng trên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *