Chỉ cần chú ý ăn uống một chút, bạn đã có thể dưỡng thận vào những tháng ngày lạnh lẽo cực dễ dàng!
Y học cổ truyền Trung Quốc nhận định, mùa đông là thời điểm dưỡng thận tốt nhất. Một cách đơn giản, dễ làm để nuôi dưỡng thận, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh là thay đổi thói quen ăn uống, kết hợp một số thực phẩm cụ thể vào chế độ hàng ngày.
Vì sao mùa đông cần dưỡng thận? BS Hoàng Khánh Toàn (Nguyên Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, thời tiết lạnh lẽo khiến trao đổi chất giảm xuống. Đó là lý do người già yếu bao giờ cũng cảm thấy chân tay giá lạnh, sợ lạnh. Tình trạng này cho thấy mức chuyển hóa thấp đã khiến nhiệt năng cung ứng không đủ đến các bộ phận trong cơ thể, trong Đông y gọi là “dương khí bất túc”.
Mùa đông là thời điểm dưỡng thận tốt nhất. (Ảnh minh họa)
Cũng theo Đông y, “thận chủ dương khí của toàn thân”, tức là động lực chính trong hoạt động cơ thể, là gốc của sinh mệnh. Cơ thể người khỏe mạnh hay không có mối liên quan chặt chẽ tới chức năng sinh lý của thận là vì thế. Chức năng thận yếu chứng tỏ dương khí không ổn, biểu hiện như đánh trống ngực, mệt mỏi, tiểu dầm… Vậy nên khi đông đến, mọi người cần chú ý dưỡng thận để tránh mắc bệnh, tăng cường sức khỏe.
4 thói quen ăn uống bổ thận, dưỡng thận khỏe suốt mùa đông
1. Kết hợp thực phẩm bổ thận vào chế độ ăn
Vì thận là cơ quan liên quan đến yếu tố nước, mùa đông nên chúng cần được bổ sung dinh dưỡng cẩn thận trong suốt mùa lạnh. Điều này giúp thận khỏe mạnh, đảm bảo mọi chức năng khi chúng ta tiếp tục bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý trước khi bước vào mùa xuân. Nuôi dưỡng thận cũng sẽ lần lượt nuôi dưỡng khí và máu trong những tháng ngày lạnh lẽo.
Chuyên gia cho biết, thận thích những thực phẩm có màu xanh và đen như hạt vừng đen, đậu đen, gạo đen, rong biển, quả mâm xôi… Do đó đừng quên kết hợp những thực phẩm bổ thận này vào chế độ ăn hàng ngày của bạn.
Thận thích những thực phẩm có màu xanh và đen như hạt vừng đen, đậu đen, gạo đen… (Ảnh minh họa)
2. Ăn những bữa ăn ấm, nấu chậm
Vì mùa đông là thời điểm tính âm mạnh nhất trong năm nên ăn quá nhiều thực phẩm có tính lạnh sẽ dẫn đến mất cân bằng âm trong cơ thể, nội tạng. Cơ thể vào mùa đông cần nhiều hơi ấm hơn để hoạt động. Bạn càng ít điều chỉnh hơi ấm bên trong để tiêu hóa thức ăn lạnh thì càng có nhiều thời gian để hỗ trợ các chức năng khác trong những tháng lạnh hơn. Điều quan trọng là bạn phải duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhờ nuôi dưỡng nó với những bữa ăn ấm, nấu chậm, chín kỹ, chín nhừ.
Tốt nhất nên tránh những thực phẩm quá lạnh như sinh tố, kem, salad rau quả sống… Đây là thời điểm trong năm cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị thức ăn, tăng cường ăn các món hầm, súp. Thức ăn được nấu chậm cũng cho phép các nguyên liệu chín nhừ, chín kỹ hơn trong quá trình nấu. Điều này hài hòa với năng lượng theo mùa.
3. Tập trung vào vị mặn và đắng
Những món gắn liền mùa đông đều là những món ăn mặn và đắng. Chúng làm giảm tính âm, nâng cao khả năng lưu trữ năng lượng, giúp cơ thể no lâu.
Những món gắn liền mùa đông đều là những món ăn mặn và đắng. (Ảnh minh họa)
Điều quan trọng là bạn nên kết hợp loại thực phẩm mặn và đắng nào, sử dụng muối phải chú ý ra sao vì nếu dư thừa sẽ phản tác dụng, cực kỳ hại thận, bàng quang, làm trầm trọng thêm tình trạng cảm lạnh.
Điều này cũng tương tự với các thực phẩm có vị đắng. Bạn nên tập trung với lượng nhỏ nhưng đều đặn vào mùa lạnh. Ví dụ, các loại thực phẩm có vị đắng bao gồm măng tây, cỏ linh lăng, quinoa, rễ rau diếp xoăn nướng và củ cải… Trong khi với đồ mặn, bạn có thể cân nhắc kết hợp các loại thực phẩm như miso, tamari và rong biển…
4. Dùng gia vị làm ấm cơ thể
Việc kết hợp thức ăn mặn và đắng có thể vẫn cần được bổ sung thêm dinh dưỡng, đặc biệt đối với những người thể lạnh. Các loại gia vị có tính ấm sẽ nuôi dưỡng thận tối ưu vào mùa đông, giúp giữ ấm cơ thể hiệu quả. Chúng bao gồm ớt, gừng, đinh hương, quế, bạch đậu khấu và hồ đào…
Các loại gia vị có tính ấm sẽ nuôi dưỡng thận tối ưu vào mùa đông, giúp giữ ấm cơ thể hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Một số lời khuyên khác để cơ thể khỏe mạnh suốt mùa đông
– Uống đủ nước dù mùa lạnh bạn thường có nhu cầu giảm uống nước hơn bình thường. Uống nước ấm ngay khi thức dậy và duy trì uống ấm trong cả ngày.
– Ăn một bữa ăn cân bằng, bao gồm tinh bột, protein, chất béo.
– Hầm hoặc luộc trái cây phù hợp.
– Ăn chậm, nhai kỹ.
– Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C như ổi, ớt chuông, cam, quýt, bưởi…
– Tránh những thực phẩm nghèo dinh dưỡng vì đây cũng là nhóm được coi có tính lạnh như thực phẩm chế biến sẵn.