Hầu hết phụ nữ đều cảm thấy khó chịu và đau nhẹ ở vùng bụng dưới trước và trong kỳ kinh nguyệt. Một số loại thảo mộc có tác dụng làm giảm bớt những triệu chứng này.
1. Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là cảm giác đau tức vùng bụng dưới có thể xảy ra cả trước và trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đau bụng kinh có thể từ đau âm ỉ, dai dẳng đến khá dữ dội.
Khi đến kỳ kinh nguyệt, thành tử cung bắt đầu co bóp mạnh hơn để giúp niêm mạc tử cung bong ra như một phần của kỳ kinh. Đau bụng kinh không giống như cảm giác khó chịu trong hội chứng tiền kinh nguyệt.
Trong khi những cơn đau bụng kinh nhẹ có thể giống như một cơn đau bụng nhẹ trong thời gian ngắn, những cơn đau bụng kinh nghiêm trọng có thể gây đau đớn đến mức chúng có xu hướng cản trở các hoạt động thường xuyên của phụ nữ trong vài ngày.
Đau bụng kinh ảnh hưởng tới hầu hết phụ nữ độ tuổi sinh sản.
Đau bụng kinh được chia thành 2 loại là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng kinh nguyên phát được định nghĩa là đau bụng trong kỳ kinh mà không có bệnh lý cơ bản nào về vùng chậu được xác định. Cơn đau thường tối đa vào ngày đầu tiên của chu kỳ và sau đó giảm mức độ nghiêm trọng.
Đau bụng kinh nguyên phát thường gặp ở những cô gái trẻ hơn ngay sau khi họ xuất hiện kinh nguyệt. Các triệu chứng của đau bụng kinh nguyên phát thường cải thiện theo tuổi và sau khi sinh con.
Đau bụng kinh thứ phát là hiện tượng đau bụng kinh liên quan đến một bất thường ở vùng chậu như lạc nội mạc tử cung , u xơ tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu,… Trong mỗi chu kỳ, cơn đau bắt đầu ngay cả trước khi bắt đầu kinh nguyệt và có thể tiếp tục ngay cả sau khi kết thúc chu kỳ.
Các triệu chứng của đau bụng kinh thứ phát bắt đầu ở độ tuổi muộn hơn so với đau bụng kinh nguyên phát. Ngoài ra, các triệu chứng có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian thay vì cải thiện.
2. Các triệu chứng của đau bụng kinh
Các triệu chứng của đau bụng kinh bao gồm
- Đau nhói hoặc chuột rút ở vùng bụng dưới
- Đau âm ỉ, liên tục trong suốt chu kỳ kinh
- Đau lan xuống lưng dưới
Các triệu chứng liên quan khác
- Tiêu chảy
- Nhức đầu
- Buồn nôn
3. Cách ngăn ngừa đau bụng kinh
Bạn có thể ngăn ngừa hoặc/và giảm thiểu các triệu chứng của đau bụng kinh bằng thay đổi lối sống. Tập thể dục thường xuyên hữu ích để giảm đau bụng kinh.
Tập luyện làm tăng giải phóng endorphin và giảm chuột rút. Các động tác yoga trong kỳ nguyệt san của bạn không chỉ giảm triệu chứng đau bụng mà còn mang lại cảm giác thư giãn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khác liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
Một biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà bao gồm chườm nóng. Đặt một miếng đệm nóng chườm lên bụng và lưng dưới của bạn giúp giảm đau. Ngoài ra, một chiếc khăn nóng hoặc một bồn tắm nước ấm cũng có thể làm được điều này.
Một số động tác yoga nhẹ nhàng có thể giúp bạn giảm mệt mỏi và các cơn đau khi có kinh nguyệt.
Chế độ ăn ít chất béo có hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh. Tránh các loại thực phẩm như cà phê, soda, thức ăn nhiều dầu mỡ và gia vị. Ngừng hút thuốc và uống rượu hoặc ít nhất là cắt giảm nó càng nhiều càng tốt.