5 dấu hiệu kinh nguyệt bất thường báo hiệu một số bệnh nguy hiểm, chị em không nên bỏ qua

GiadinhNet – Máu kinh có màu đen sẫm, thường bị rong kinh, rong huyết; đau bụng dữ dội trong những ngày hành kinh… có thể cảnh báo sức khỏe sinh sản của chị em đang gặp vấn đề, thậm chí là mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

Khám sức khỏe định kỳ, người phụ nữ 41 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư cổ tử cungKhám sức khỏe định kỳ, người phụ nữ 41 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư cổ tử cung

GiadinhNet – Chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo, mỗi năm nữ giới cần khám định kỳ sức khỏe, khám phụ khoa từ 1- 2 lần nhằm phòng tránh các bệnh như ung thư vú, ung thư cổ tử cung và các bệnh phụ khoa khác.

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, kinh nguyệt là sự bong ra hàng tháng của lớp niêm mạc tử cung của phụ nữ. thường kéo dài từ 21-35 ngày, trung bình là 28 ngày. Số ngày hành kinh sẽ nằm trong khoảng từ 3-5 ngày, thậm chí có thể là 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi trong mỗi chu kỳ là 50-150ml.

Kinh nguyệt ở những người phụ nữ bình thường, ăn uống nghỉ ngơi điều độ, khoa học, không mắc bệnh phụ khoa thì rất đều đặn, có màu đỏ thẫm, loãng, hơi dính và đôi khi có lẫn những mảnh vụn của niêm mạc tử cung màu trắng hoặc đỏ.

Ngược lại, ở những người bị rối loạn kinh nguyệt thì tình trạng kinh nguyệt không nằm trong các giới hạn trên. Màu sắc, tính chất của máu kinh cũng có thể trở nên bất thường. Tình trạng này cũng cảnh báo sức khỏe sinh sản của chị em đang gặp vấn đề, thậm chí là mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

5 dấu hiệu kinh nguyệt bất thường báo hiệu một số bệnh nguy hiểm, chị em không nên bỏ qua - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Một số dấu hiệu trong chu kỳ kinh nguyệt cần lưu ý như:

Rong kinh, rong huyết

Theo các bác sĩ Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, có tính chu kỳ. Rong huyết cũng là tình trạng ra máu kéo dài trên 7 ngày nhưng không mang tính chu kỳ. Rong kinh nếu kéo dài trên 15 ngày sẽ trở thành rong huyết và được gọi là rong kinh – rong huyết.

Rong kinh, rong huyết có thể kèm theo đau bụng dưới, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt do mất máu. Ngoài ra, một số trường hợp gây sốt, ra khí hư trong viêm nhiễm sinh dục, chảy máu cam, chảy máu chân răng…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do chị em bị nhiễm khuẩn sau sinh, sau nạo thai, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, rối loạn hoạt động vùng dưới đồi, bệnh lý tuyến yên…

Đau bụng kinh dữ dội

Theo BSCKII Nguyễn Công Định – Giám đốc Cơ sở 2 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, đau bụng kinh bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý trong kì kinh nguyệt (uống ít nước, ăn nhiều đồ lạnh, đồ có tính hàn, không giữ ấm bụng); do cổ tử cung quá hẹp khiến kinh nguyệt khó lưu thông ra ngoài thường gây đau bụng kinh.

Bên cạnh đó, đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt còn do những bất thường ở tử cung như: tử cung phát triển không tốt, vị trí của tử cung không bình thường, tử cung lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước cũng sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu kinh và gây đau bụng khi hành kinh.

Đặc biệt, đau bụng kinh còn có thể bắt nguồn từ một số bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, vị trí nội mạc tử cung không bình thường, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung…

Cường kinh hoặc thiếu kinh

Cường kinh là tình trạng lượng máu kinh vừa ra nhiều vừa kéo dài nhiều ngày. Hiện tượng cường kinh phần lớn là do có tổn thương thực thể ở tử cung như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung tại cơ tử cung là tử cung không co bóp tốt và chậm cầm máu… Một số bệnh như tăng huyết áp, rối loạn đông máu, bệnh thận… cũng có thể gây cường kinh.

Thiếu kinh là tình trạng số lượng máu kinh ra ít và không kéo dài (từ hai ngày trở xuống). Thiếu kinh thể do bệnh ở tử cung như tử cung nhi tính, dính buồng tử cung sau nạo hút thai, sau sinh, bệnh ở buồng trứng như suy sớm buồng trứng, ung thư buồng trứng…

Máu kinh màu đen sẫm

Theo các bác sĩ, có 2 nguyên nhân dẫn đến máu kinh màu đen sẫm. Một là do máu kinh bị đọng lại trong cổ tử cung, không thoát ra ngoài được hết, vì thế mà bị oxy hóa và có màu đen. Trường hơp này xuất hiện vào 1-2 ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt và không đáng lo ngại.

Hai là, do một số chứng bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, nhiễm trùng, mắc bệnh qua đường tình dục. Đặc biệt, máu kinh đen sẫm là một trong những biểu hiện cảnh báo có thể là bệnh lạc nội mạc tử cung.

Để tránh các hệ lụy xấu cho sức khỏe sinh sản, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên đi khám định kỳ sản – phụ khoa ít nhất 6 tháng/lần. Trong chu kỳ kinh nguyệt, nếu thường xuyên bị choáng váng, chóng mặt, mạch đập nhanh hoặc bị đau bụng dữ dội, đau lan sang các vùng khác của cơ thể, chị em nên đi khám để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *