Loại cây tốt cho người bệnh ung thư

Xáo tam phân được chứng minh là vị thuốc hiệu quả trong trị bệnh, nhất là các bệnh lý về gan.

Loại cây này cũng tốt cho người mắc một số loại ung thư phổ biến.

loai cay tot cho nguoi benh ung thu 77b 7114787

Em nghe nói cây thần xạ (cây xáo tam phân) có thể chữa khỏi ung thư gan. Điều này có đúng không thưa bác sĩ? (Hồng Loan, Đồng Nai).

Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Văn Tân, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, trả lời:

Xáo tam phân (tên khoa học là Paramignya trimera) còn có tên gọi khác là đơn diệp đẳng thích, cây rễ mọi, cây thần xạ… Cây mọc trên núi đất đỏ, rải rác khắp vùng Nam Trung Bộ, chủ yếu ở khu vực Ninh Hòa – Khánh Hòa.

Hầu hết bộ phận của cây xáo tam phân đều ít nhiều chứa tinh dầu, trong đó rễ cây chứa hàm lượng tinh dầu cao nhất nên phù hợp điều chế thành một số bài thuốc.

Theo các nghiên cứu đã được công bố, thành phần chủ yếu trong cây xáo tam phân là các chất flavonoid và coumarin, ngoài ra còn có alkaloid, saponin, triterpenoid.

Một số nghiên cứu cho thấy xáo tam phân ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột nhắt trắng; ức chế, t.iêu d.iệt đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela.

Vị thuốc này có tác dụng với người bệnh ung thư gan, đại tràng, buồng trứng, cổ tử cung, vú; người mắc các bệnh về gan; người thường xuyên uống rượu bia khiến chức năng gan suy yếu; người bị tê thấp, viêm khớp, đau lưng, nhức mỏi tay chân; người bị mất ngủ, tiêu hóa kém, mệt mỏi.

Theo một nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, coumarin trong xáo tam phân vốn sở hữu tính kháng viêm. Hợp chất này giúp ích rất nhiều trong ngăn chặn, điều trị bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh.

Bên cạnh đó, hàm lượng tinh dầu trong cây có khả năng kìm hãm hoạt động của virus, tham gia kháng khuẩn, ngăn chặn nấm s.inh d.ục Candida, phòng viêm nhiễm.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ xáo tam phân, bạn phải đi thăm khám và tham khảo từ thầy thuốc. Bạn không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng vị thuốc này. Người mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc tỳ vị không ổn định nên cẩn trọng khi dùng.

Bác sĩ lý giải tình huống ‘không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn’

Theo bác sĩ Cấp, tùy phân bổ hệ vi sinh đường ruột của từng người khác nhau mà lượng cồn nội sinh sẽ khác nhau.

Nồng độ cồn này rất nhỏ cần các phương tiện siêu nhạy mới phát hiện được.

Sau khi VietNamNet đăng tải bài viết Bộ Y tế hỏi ý kiến chuyên gia về việc ‘không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn’, nhiều độc giả bày tỏ sự quan tâm tới tình huống này và băn khoăn ” liệu cồn nội sinh và cồn do bia rượu có khác nhau hay không”?

Giải đáp thắc mắc của độc giả, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho hay trong hệ tiêu hóa con người luôn có các vi sinh vật chuyển hóa đường bột thành cồn. Ngoài ra chính cơ thể chúng ta cũng chuyển hóa tạo ra một lượng cồn nhỏ. Cơ thể hấp thụ lượng cồn này gọi là cồn nội sinh.

“Tùy phân bổ hệ vi sinh đường ruột của từng người khác nhau mà lượng cồn nội sinh sẽ khác nhau ở từng người”, bác sĩ Cấp cho biết. Cồn nội sinh và cồn do bia rượu đều là cồn ethanol.

bac si ly giai tinh huong khong uong ruou bia van co nong do con 92d 7114780
Cồn nội sinh và cồn do bia rượu đều là cồn ethanol. Ảnh minh họa: Đình Hiếu

Diễn giải cụ thể hơn, vị chuyên gia cho biết nồng độ alcohol (cồn) nội sinh trong m.áu khoảng 0.26-0.75mg/lít (rất thấp). Nồng độ cồn trong hơi thở bằng khoảng 1/2.100 trong m.áu. Tức là nồng độ cồn nội sinh trong hơi thở khoảng 0.00012-0,00036 mg/lít khí thở (khoảng 1-3 phần triệu gram trong mỗi lít khí thở).

“Đây là nồng độ rất nhỏ cần các phương tiện siêu nhạy mới phát hiện dương tính được, còn phương tiện thông thường không đủ để phát hiện vì độ nhạy thấp. Vì thế người dân không nên quá lo lắng”, bác sĩ cho biết.

Về thắc mắc liệu chỉ hít phải hơi cồn trong rượu hoặc dùng cồn súc miệng thì khi đo nồng độ cồn có dương tính hay không? Bác sĩ Cấp cho biết một số thí nghiệm liên quan vấn đề này đã được thực hiện. Theo đó, nếu hít thở trong môi trường kín có cồn (như đ.ánh đổ cồn ra khoang kín) thì có thể trong hơi thở có một lượng cồn đủ để kích hoạt máy đo thông thường. Song chỉ cần ra môi trường thoáng, thở trong 1-2 phút là lượng cồn này bay đi, không còn dương tính.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *