GĐXH – Bệnh tay chân miệng nếu không chăm sóc đúng cách hoặc phát hiện muộn, bệnh có thể trở nặng và gây biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, phù phổi cấp, biến chứng não…
Bị sốt xuất huyết cần biết thời gian nào bệnh có xu hướng trở nặng
GĐXH – Người bệnh sốt xuất huyết thường hết sốt cao sau 3-4 ngày, cảm thấy dễ chịu hơn, sau đó không theo dõi sát tình trạng bệnh. Tuy nhiên, đây là thời gian bệnh có xu hướng trở nặng.
Bệnh chân tay miệng là do virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (phổ biến hơn) gây ra. Các virus này thường sống trong đường tiêu hóa và truyền nhiễm từ người này sang người khác. Bệnh thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi, bùng phát vào khoảng giao mùa xuân – hè và thu – đông.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu người mắc bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng có những dấu hiệu chung của các bệnh do virus gây ra trong giai đoạn đầu như: sốt, mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc. Sau 1-2 ngày, các triệu chứng đặc trưng sẽ xuất hiện, đó là:
– Lở loét ở miệng: các nốt ban như những chấm đỏ nhỏ xuất hiện ở phía trong khoang miệng, trên đầu lưỡi. Chúng nhanh chóng chuyển thành bóng nước và loét ra gây đau khi nuốt, khiến trẻ chảy nước dãi nhiều hơn bình thường và biếng ăn.
– Phát ban dạng phỏng nước: Các ban chấm đỏ mọc tập trung ở lòng bàn tay, chân, đầu gối, khuỷu tay, mông. Chúng không ngứa, không đau và không để lại sẹo.
Biến chứng đáng sợ của bệnh tay chân tay miệng
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng I, TPHCM), phần lớn các trường hợp bệnh tay chân miệng không cần vào viện vì triệu chứng sẽ hết trong vòng 7 ngày. Nhưng nếu không chăm sóc đúng cách hoặc phát hiện muộn, bệnh có thể trở nặng và gây biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, phù phổi cấp, biến chứng não…
Đáng ngại nhất là biến chứng về thần kinh, lúc đó trẻ có những biểu hiện như sốt cao liên tục khó hạ, giật mình chới với, run tay run chân, đi đứng loạng choạng… Trong trường hợp này, nếu không được cấp cứu kịp thời, tử vong là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Việc điều trị cũng rất tốn kém.
Để tránh trường hợp nhầm lẫn với các bệnh lý khác gây biến chứng nặng, khi thấy cơ thể nổi nốt mà đang mùa bệnh, nhất là trẻ dưới 3 tuổi và bị nổi nốt ở những vị trí đặc biệt như lòng bàn chân, bàn tay, mông gối hoặc loét miệng thì cần được khám sớm để xác định bệnh.
Ảnh minh họa
Cách phòng bệnh chân tay miệng lây lan
Bệnh chân tay miêng không có thuốc đặc trị cũng như vaccine phòng bệnh vì vậy việc phòng bệnh chủ yếu dựa vào việc vệ sinh cá nhân và vệ sinh – khử khuẩn môi trường.
Nếu bạn đang sống trong vùng dịch, cần phòng lây lan bệnh sang người lành:
– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.
– Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.
– Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.
– Giặt đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có cloramin.
Bất ngờ công dụng chữa bệnh của rau diếp cá, đây là 3 tác hại đáng ngại khi ăn không đúng cách
GĐXH – Rau diếp cá có nhiều công dụng với sức khỏe, nhưng chỉ nên ăn như một loại rau ăn kèm với liều lượng vừa phải, bởi loại rau này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
4 lưu ý khi tập thể dục buổi tối nên áp dụng để đốt cháy mỡ thừa tốt nhất
GĐXH – Tập thể dục buổi tối có tác dụng hạn chế hoạt động của hormone kích thích cảm giác thèm ăn, góp phần giảm mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân hiệu quả…
Không dùng kết quả đánh giá môn Ngoại ngữ để xét lên lớp 1, lớp 2