Nghiên cứu mới về tác hại của chất chống cháy

Chất chống cháy được sử dụng trong hàng nghìn sản phẩm tiêu dùng ở Mỹ trong nhiều thập kỷ qua có thể làm tăng nguy cơ t.ử v.ong do ung thư.

nghien cuu moi ve tac hai cua chat chong chay 3d0 7132234

Chất chống cháy. (Ảnh: Reuters)

Chất chống cháy được sử dụng trong hàng nghìn sản phẩm tiêu dùng ở Mỹ trong nhiều thập kỷ qua có thể làm tăng nguy cơ t.ử v.ong do ung thư.

Đây là kết quả Khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia công bố trên tạp chí JAMA Network Open ngày 1/4, trong đó phân tích nồng độ các hợp chất hóa học polybrominated diphenyl ethers (PBDE) trong m.áu của 1.100 người từ năm 2003 đến năm 2004.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh nồng độ PBDE với giấy chứng tử trong khoảng thời gian từ 15 đến 17 năm sau và kết luận những người có nồng độ PBDE trong m.áu cao nhất có nguy cơ t.ử v.ong do ung thư tăng khoảng 300% so với những người có nồng độ thấp nhất.

Mặc dù nghiên cứu tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa PBDE và t.ử v.ong do tất cả các loại ung thư, nhưng các nhà nghiên cứu không thể xác định các loại ung thư cụ thể từ dữ liệu có sẵn.

Tiến sỹ Leonardo Trasande, Giáo sư nhi khoa và sức khỏe cộng đồng tại NYU Langone Health ở thành phố New York cho biết các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra mối liên quan giữa các chất chống cháy thuộc các loại khác nhau và nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhưng việc tìm ra mối liên hệ với tỷ lệ t.ử v.ong do ung thư là bước tiến của khoa học.

Thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học kêu gọi nghiên cứu thêm về tác động của PBDE đối với sức khỏe con người và cần áp dụng quy định chặt chẽ hơn về việc sử dụng các hóa chất này trong các sản phẩm tiêu dùng khi PBDE xâm nhập và tồn tại lâu dài trong cơ thể người, gây nhiều tác hại khôn lường/.

Trứng vịt lộn ngon, nhiều chất bổ nhưng ai không nên ăn?

Cả trứng vịt lộn và gia vị ăn kèm đều đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng bạn chỉ nên ăn tối đa 2 quả mỗi ngày.

Trứng vịt lộn là trứng vịt được ấp trong thời gian từ 12 đến 20 ngày. Món ăn này khiến nhiều người phương Tây sợ hãi nhưng lại được yêu thích ở một số nước châu Á như Việt Nam, Philippines.

Có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng người dân thường ăn trứng luộc trong 20-30 phút, cho gia vị, ăn kèm với gừng, rau răm, dưa góp. Nước tiết ra từ trứng cũng khá thơm ngon.

trung vit lon ngon nhieu chat bo nhung ai khong nen an a54 7107480

Trứng vịt lộn được người Việt Nam, Philippines yêu thích. Ảnh: Mashed

Tác dụng của trứng vịt lộn

Theo Ủy ban Dinh dưỡng Quốc gia Philippines, trứng vịt lộn là nguồn protein rẻ và dễ tiếp cận ở Đông Nam Á. Một quả chứa 188 calo, 14g protein, 14,2g chất béo, 116mg canxi và 2,1mg sắt.

Ngoài ra, chúng chứa đầy canxi, sắt và phốt pho, vitamin C và beta-carotene, hai chất chống oxy hóa mạnh hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách loại bỏ các gốc tự do khỏi m.áu. Trứng cũng chứa niacin, riboflavin và thiamine, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng.

Cả nam giới và phụ nữ đều có thể ăn trứng vịt lộn, tuy nhiên người ta tin rằng đối với phụ nữ, loại thực phẩm này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn.

Đối với nam giới, hàm lượng protein cao trong trứng vịt lộn tạo ra một lượng nhiệt lớn khắp cơ thể, thậm chí ở Philippines, người dân gọi đó là Viagra. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học đáng tin cậy nào chứng minh điều đó.

Tác dụng của gia vị ăn kèm

Khi ăn trứng vịt lộn luộc, người dân Việt Nam thường ăn kèm với một số gia vị khác.

Gừng tươi có tác dụng khử mùi tanh, giúp món ăn ngon hơn. Gừng có vị cay, hướng vào ba kinh phế, tỳ và vị; có công dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, tiêu đờm, hành thủy giải độc. Do những tác dụng này, gừng tươi làm giảm các triệu chứng phong hàn cảm cúm.

Rau răm có tác dụng trừ hàn, tiêu thực, sáng mắt, sát trùng, ấm bụng, chữa đầy bụng khó tiêu…

trung vit lon ngon nhieu chat bo nhung ai khong nen an bc5 7107480

Bạn có thể ăn kèm trứng vịt lộn với rau răm, gừng, dưa góp… Ảnh minh họa: Mashed

Ai không nên ăn?

Tuy nhiên, chỉ lòng đỏ của quả trứng vịt lộn đã chứa khoảng 359mg cholesterol cao hơn mức khuyến nghị 300mg mỗi ngày của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).

Ngoài ra, theo thông tin từ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), ăn nhiều rau răm sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng t.ình d.ục ở nam giới. Một số nghiên cứu cho thấy rau răm chứa một số tinh dầu và vài chất ức chế dục tính. Phụ nữ trong giai đoạn kinh kỳ ăn nhiều rau răm sống dễ sinh rong huyết.

Phụ nữ đang mang thai cũng không nên ăn nhiều rau răm vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Tương tự như vậy, nếu ăn nhiều gừng có thể gây ợ chua, tiêu chảy, khó chịu ở dạ dày. Theo BBC Goodfood, một số người nên hạn chế ăn gừng nếu có t.iền sử sỏi thận chứa oxalat, đang dùng thuốc huyết áp.

Bởi vậy, t.rẻ e.m chỉ nên ăn tối đa một quả/ngày; người lớn ăn tối đa hai quả/ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *