GiadinhNet – Sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng…
3 sai lầm phổ biến người bị sốt xuất huyết dễ mắc phải khiến bệnh trầm trọng hơn
GiadinhNet – Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, bệnh có thể có các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc.
Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết cũng giống như các bệnh do virus thông thường, nhưng biểu hiện của bệnh hơi đặc biệt một chút. Đầu tiên, người bệnh có thể đau đầu, đau hốc mắt, đau mình mẩy; tiếp đến là sốt (có chủng sốt cao, có chủng sốt nhẹ); da đỏ kiểu xung huyết; đau bụng; có nốt phát ban, chảy máu cam, đi ngoài phân đen (do giảm tiểu cầu); chán ăn, mệt mỏi (do tăng men gan)…
Ảnh minh họa
Sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, vì vậy nếu nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán có nên nhập viện không hay điều trị ngoại trú. Nếu ở nhà thì cần làm những gì, theo dõi thế nào và khi nào cần tái khám.
Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn là bệnh chưa có thuốc đặc trị, do đó chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng và tăng sức đề kháng.
Nên ăn và kiêng gì khi bị sốt xuất huyết?
Người bị sốt xuất huyết thường được khuyên ăn những loại thức ăn lỏng như súp và cháo, kết hợp cùng với bí ngô khi chế biến để cung cấp thêm vitamin A hoặc một số loại thịt, cá để bổ sung chất đạm cho người bệnh, từ đó giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Thực phẩm màu đỏ được khuyên không nên ăn khi bị sốt xuất huyết. Ảnh minh họa
Nên đưa vào thực đơn của bệnh nhân sốt xuất huyết các loại thực phẩm giàu chất đạm, như: trứng, sữa và chế phẩm từ sữa,… Ngoài ra, thịt gà và cá cũng là một loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết và có lợi cho bệnh nhân.
Một số thực phẩm có màu đen, đỏ hoặc sẫm màu như huyết heo, bò, gà, đồ có màu đỏ như củ dền, thanh long đỏ… được khuyến cáo không nên ăn vì trong bệnh cảnh sốt xuất huyết sẽ có xuất huyết tiêu hóa, nếu người bệnh sử dụng những thực phẩm này thì khi ói hoặc đi ngoài sẽ rất khó phân biệt hiện tượng xuất huyết hay không, điều này gây khó khăn cho bác sĩ chẩn đoán.
5 loại trái cây đặc biệt tốt cho người bị sốt xuất huyết
Quả ổi
Ổi là một nguồn cung cấp vitamin C chống oxy hóa tuyệt vời. Điều đáng ngạc nhiên là lượng vitamin C trong loại quả quen thuộc này còn cao hơn cam gấp 4 lần với 100g trái ổi chứa 228mg vitamin C.
Ngoài ra, thành phần trong trái ổi còn chứa các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, axit folic, và một số chất khoáng. Ổi cũng là loại trái cây chứa nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa và cholesterol cũng như muối natri tốt cho sức khoẻ.
Cam, quýt, chanh
Nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C. Ảnh minh họa
Là loại trái cây họ cam quýt, chanh là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Chỉ cần một cốc nước ép cam, cơ thể đã được đáp ứng 100% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Nước cam cũng được coi là một trong những nguồn chất chống oxy hóa tốt nhất có tác dụng chống viêm và tăng cường sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy, uống nước chanh chứa axit citric có thể hỗ trợ làm giảm mệt mỏi về thể chất, giúp tăng sự đào thải độc tố. Axit citric làm giảm viêm trong cơ thể và giúp hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, góp phần cải thiện mức năng lượng.
Nước dừa
Nước dừa tự nhiên chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C… và các khoáng chất như: kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm…
Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải, làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể khi bị tiêu chảy, sốt.
Quả lựu
Dinh dưỡng từ quả lựu có thể giúp điều trị các yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh, bao gồm tăng huyết áp, cholesterol cao, stress oxy hóa, tăng đường huyết và các dấu hiệu viêm, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng.
Lựu đặc biệt tốt cho máu do hàm lượng sắt cao và cũng hỗ trợ duy trì số lượng tiểu cầu trong máu bình thường, cần thiết để phục hồi bệnh sốt xuất huyết. Đồng thời trong thành phần của quả lựu cũng chứa một lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại virus và nâng cao lượng tiểu cầu trong máu.
Bưởi
Giống như các loại trái cây có múi khác, bưởi là một nguồn tuyệt vời của vitamin C giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ tế bào khỏi những vi khuẩn và virus có hại.
Ngoài vitamin C, nhiều loại vitamin và khoáng chất khác có trong bưởi có lợi cho khả năng miễn dịch, trong đó có vitamin A được chứng minh là giúp bảo vệ chống lại chứng viêm và một số bệnh truyền nhiễm; vitamin B, kẽm, đồng, sắt… giúp duy trì sự toàn vẹn của làn da, hoạt động như một hàng rào bảo vệ giúp kháng lại tình trạng nhiễm trùng.
Chuyên gia chỉ rõ 7 biến chứng đáng sợ do sốt xuyết huyết gây ra
GiadinhNet – Triệu chứng của sốt xuất huyết dễ nhầm với một số sốt vi rút thông thường, khiến người bệnh chủ quan và bệnh dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.