Người viêm mũi dị ứng có 2 món không ăn – 3 món ăn nhiều để không khiến bệnh thêm trầm trọng

Dưới đây là những món ăn mà người bệnh viêm mũi dị ứng nên và không nên ăn.

Viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, học tập, sinh hoạt. Đây là căn bệnh gây ra hiện tượng sưng tấy ở mũi do dị ứng với các tác nhân như nhiệt độ, khói bụi, độ ẩm, áp suất không khí, lông, tơ.

Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ bị ho, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa cổ họng, nghẹt mũi, viêm hoặc ngứa họng, chảy nước mắt, đau đầu, phát ban, mệt mỏi.

Theo bác sĩ trị liệu Emily Telfair (làm việc tại Baltimore, Mỹ): Những loại thuốc kháng histamine vô cùng cần thiết cho bệnh nhân viêm mũi. Nhưng chúng ta có thể không cần lạm dụng chúng bằng cách thay đổi một số thói quen sống khoa học. Và thay đổi chế độ ăn là một cách tốt để bắt đầu.

1-1.jpeg

Đối với người bệnh viêm mũi dị ứng, việc ăn uống cũng cần cẩn trọng vì thực phẩm chính là một trong những tác nhân gây bệnh. Chỉ cần kết hợp giữa điều trị bằng thuốc lẫn dinh dưỡng thì bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng, tránh viêm mũi dị ứng tái phát.

Dưới đây là những món ăn mà người bệnh viêm mũi dị ứng nên và không nên ăn.

2 món không nên ăn khi bị viêm mũi dị ứng

1. Đồ cay nóng, đồ uống có cồn

Ăn nhiều đồ cay nóng như ớt, tiêu… có thể khiến cho bạn bị ngứa mũi và hắt xì hơi liên tục. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng đồ uống có cồn vì nó sẽ khiến bạn bị mất nước trong cơ thể, khiến cho chất nhầy trong mũi đặc lại, sưng màng ở mũi và xoang.

Theo bác sĩ Emily, đồ uống có cồn như rượu có thể gây căng thẳng quá mức cho cơ thể, khiến chúng mất khả năng phản kháng trước những yếu tố gây dị ứng trong môi trường.

nhung-mon-an-nong-hoi-nhung-van-co-nguy-co-chua-san-ben-trong-201912070036252112.jpeg

2. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Hãy cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn thức ăn, cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng có thể gây ngứa ở họng hoặc quanh miệng, kích thích bệnh viêm mũi dị ứng tái phát.

Dù cá rất tốt cho người bệnh viêm mũi dị ứng nhưng hải sản thì không. Một số loại hải sản có tính lạnh hoặc rất dễ gây dị ứng như tôm, cua bạn cũng cần thận trọng khi tiêu thụ.

Đậu phộng, đào hay cần tây là 1 trong nhiều món có thể khiến bị dị ứng… nên hãy cân nhắc trước khi ăn chúng.

3 món tốt cho người bị viêm mũi dị ứng

1. Thực phẩm có tính ấm

Khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng, bạn có thể ăn nhiều gừng, tỏi, hành… vì đây là những thực phẩm chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống viêm mũi dị ứng và viêm xoang.

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những món có công dụng bổ phế âm như: Củ từ, táo tàu, gạo nếp, nhãn, đường đỏ…

10-mon-nong-hoi-phai-an-ngay-khi-ha-noi-vao-dong-img_0614-1024x682-1572338155-553-width1024height682.jpeg

2. Rau củ quả

Táo, cam, nước ép cà chua là những loại quả giàu chất oxy hóa, được nghiên cứu là có thể chống lại bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn nên rất được khuyên dùng.

Ngoài ra, bác sĩ Emily Telfair khuyên nên tăng cường tiêu thụ hành tây, táo và bắp cải. Bởi tất cả chúng đều chứa quercetin, một hợp chất giúp ổn định các tế bào mast – đây là những tế bào bơm ra histamine khi cơ thể bạn phản ứng với chất gây dị ứng. Người bệnh nên tiêu thụ nó thường xuyên để làm dịu chứng viêm trong cơ thể.

rau-cu-qua-thap-cam-tuoi-ngon-thanh-dam-lai-de-an-cho-ngay-tet-b6e3ba4742754c639b9d7086e7dae658-1613252115-40-width700height467.jpeg

3. Các loại cá giàu omega-3

Bác sĩ trị liệu Emily Telfair cho biết, những loại cá giàu Omega-3 như cá hồi, cá nục, cá mòi  có tác dụng ngăn chặn các phản ứng sưng tấy trên đường hô hấp, có thể giúp đẩy lùi các triệu chứng dị ứng. Bạn nên tích cực ăn những loại thực phẩm này để chữa trị và phòng tránh căn bệnh viêm mũi dị ứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *