Thịt bò thơm ngon, giàu khoáng chất và chế biến được nhiều món ăn khác nhau nhưng có thể gây hại cho một số người.
Dưới đây là chia sẻ của lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) về giá trị dinh dưỡng của thịt bò và những điều cần lưu ý khi sử dụng:
Theo Đông y, thịt bò vị ngọt tính bình, có tác dụng vào tỳ và vị, giúp dưỡng huyết, cường gân tráng cốt. Món ăn từ thịt bò hợp với người bị chứng tỳ vị hư nhược như gầy yếu sút cân, ăn uống không tiêu, đầy bụng, chán ăn, phù nề, đau lưng mỏi gối, mắc bệnh đái tháo đường.
Theo nghiên cứu y học hiện đại, thịt bò là thực phẩm có hàm lượng đạm rất cao. 100g thịt bò tươi chứa tới 26g đạm. Trong thịt bò có 8 loại axit amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Protein và các axit amin rất quan trọng về mặt sức khỏe với chúng ta. Vì vậy, người mới phẫu thuật, tập luyện cường độ cao được khuyến cáo sử dụng nhiều thịt bò hơn trong thực đơn. Đặc biệt, người già không tiêu thụ đủ protein có thể bị lão hóa nhanh, làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh.
Ngoài ra, thịt bò còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B12 – chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự hình thành m.áu và chức năng của não bộ, hệ thần kinh. Thịt bò còn chứa kẽm, selen, sắt, niacin, vitamin B6, phốt pho…
Thịt bò cũng là nguồn cung cấp sắt phong phú, chủ yếu sắt dạng heme. Những người thiếu sắt nên bổ sung thịt bò ngăn chặn bệnh thiếu m.áu.
Tuy nhiên, những người sau nên cẩn trọng khi ăn thịt bò:
Thứ nhất, người bị bệnh mỡ m.áu
Người bị bệnh mỡ m.áu không nên ăn nhiều đạm. Trong khi đó, thịt bò lại là một trong những loại thịt đỏ chứa hàm lượng chất đạm cao hơn so với loại thịt khác.
Thứ hai, người cao huyết áp
Thịt bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây tác hại đối với người bị cao huyết áp.
Thứ ba, người bị u xơ tử cung
Người bị u xơ tử cung không nên ăn thịt bò vì loại thịt này làm kích thích nội tiết tố bao gồm cả estrogen, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khối u.
Thứ ba, người bị thủy đậu
Khi bị thủy đậu, người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò.
Thứ năm, người bị viêm khớp
Thịt bò là thực phẩm giàu protein. Khi cơ thể tiêu hóa lượng lớn thịt bò sẽ sản xuất ra rất nhiều axit. Những axit này cần các khoáng chất như canxi để trung hòa và nếu cơ thể bạn không được bổ sung lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ tự động rút canxi từ hệ xương để làm tròn nhiệm vụ của mình.
Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hệ xương. Bạn có thể mắc bệnh loãng xương bên cạnh những nguy hiểm của bệnh viêm khớp vốn có.
Thứ sáu, người bị sỏi thận
Người bị sỏi thận nên hạn chế các loại thịt bò, thịt gia cầm và cá. Đây là những thực phẩm rất giàu protein, khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
Thứ bảy, những người bị rối loạn chuyển hóa axit uric (bệnh gout)
Theo Hội Dinh dưỡng Việt Nam, thịt bò nằm trong nhóm thịt đỏ (thịt các loại động vật 4 chân: chó, trâu, bò…) Những món ăn được chế biến từ thịt đỏ thường phải trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của các enzyme. Điều này thúc đẩy hoạt động chuyển hóa purin trong thịt đỏ thành axit uric gây ra các đợt bùng phát gout. Vậy, người bệnh gout thận trọng khi ăn thịt bò.
‘Thần dược’ chống đột quỵ trong món người Việt hay xào, nấu canh
Một loại rau họ cải mà người Việt hay dùng xào với thịt bò, nấu canh, nấu súp… có thể tạo đột phá trong việc can thiệp đột quỵ
Theo Medical Xpress, các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu tim mạch Úc đã phát hiện một chất hóa học tự nhiên có trong bông cải xanh (súp lơ xanh) có thể được ứng dụng để tạo ra các loại thuốc cứu sinh mới dành cho bệnh nhân đột quỵ hoặc có nguy cơ đột quỵ.
Bông cải xanh là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn Việt, chứa một chất hóa học giúp đẩy lùi đột quỵ – Ảnh minh họa từ Internet
Công bố phát hiện trên tạp chí khoa học ACS Central Science, TS Xuyu Liu cho biết “thần dược” trong bông cải khi kết hợp tPA, một loại thuốc làm tan cục m.áu đông, sẽ nâng cao tỉ lệ thành công lên thêm 60%.
Hợp chất tự nhiên này cũng không gây ra bất kỳ dấu hiệu c.hảy m.áu bất thường nào – một tác dụng phụ thường thấy đối với các thuốc làm loãng m.áu.
Ngoài ra, các thí nghiệm t.iền lâm sàng cũng cho thấy hợp chất trong bông cải xanh có thể làm chậm sự khởi phát của đột quỵ.
Do đó, nó vừa có thể được ứng dụng để tạo ra thuốc làm tan huyết khối ở bệnh nhân đã đột quỵ, vừa có thể trở thành thuốc giúp phòng ngừa đột quỵ ở những người có nguy cơ cao.
Nhóm nghiên cứu đang chuyển sang các thử nghiệm lâm sàng với mục tiêu đưa “thần dược” này trở thành một phương pháp có thể được ứng dụng rộng rãi trong vòng 5 năm tới.
Các tác giả không xét đến tác dụng của bông cải xanh khi ăn tự nhiên.
Thực phẩm này cùng với các loại rau họ cải, rau màu xanh lá đậm khác từ lâu đã được khoa học chứng minh là tốt cho hệ tim mạch, giúp giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim và nhiều vấn đề nguy hiểm khác.